Tìm hiểu về sự ra đời của hành thư

07/03/2024 10:13:57 103

Tìm hiểu về sự ra đời của hành thư
Mục lục

Dưới đây là bài viết được dịch từ bài giảng của thầy Hoàng Giản về hành thư. Hành thư ban đầu được gọi là hành áp thư 行押書. Hành được hiểu là thực hiện, thi hành. Ví dụ như: Hành thiện, hành y, hành văn, hành lễ.v.v… Áp là kí tên, đóng dấu. Thư là viết. Hành áp thư là chữ ký do người thực hiện viết. Việc ký tên để xác định cá nhân là nhu cầu của con người và xuất hiện rất sớm. Thông qua việc ký tên để xác thực tài liệu, đồ vật do người có chữ ký cung cấp.

 

Lý do ra đời của hành thư?

Mọi sự vật, hiện tượng ra đời đều có lẽ của nó, hành thư cũng vậy. Hành thư ra đời để giải quyết nhu cầu nào đó của con người mà chân thư, thảo thư chưa đáp ứng được. Hoàng Bá Tư thời Tống trong “Đông quan dư luận – kí dữ Lưu Vô Ngôn luận thư” ghi chép lời của bạn ông ấy là Lưu Vô Ngôn rằng: “Thi thoảng yết kiến thừa tướng Tô Tử Dung, lúc chưa về, rảnh thấy 1 cuốn sách thời Đường, bên trong nói: ‘Đường Thái Tông Lý Thế Dân lệnh cho quần thần khi dâng tấu sớ, có thể viết bằng chân thư, thảo thư. Nhưng ký tên thì không được dùng thảo thư’. Tên cuốn sách ấy chợt không nhớ ra”. Vì sao Đường Thái Tông lại ra lệnh như vậy? Bởi dùng thảo thư ký tên dễ bị nhầm lẫn, dùng các thư thể khác như chân thư hoặc hành thư dễ phân biệt hơn.

Chữ ký trong 3 thiếp của Vương Hi Chi

Chữ ký trong 3 thiếp bình an thiếp, hà như thiếp và phụng quất thiếp của Vương Hi Chi

Chữ ký trong 3 thiếp của Vương Hi Chi

Các chữ ký bằng hành thư và chân thư trích ra từ 3 thiếp của Vương Hi Chi

Ở 3 thiếp bình an thiếp, hà như thiếp và phụng quất thiếp của Vương Hi Chi có thể thấy chữ ký bằng hành thư của Vương Hi Chi. Đằng sau tác phẩm còn có chữ ký của những người sưu tầm, có người dùng khải thư, có người dùng hành thư. Dùng khải thư để ký tên thì ưu điểm là rõ ràng, dễ nhận biết nhưng khuyết điểm là chậm và dễ bị bắt chước theo. So với các thư thể khác thì, dùng hành thư là tối ưu, vừa nhanh, vừa dễ nhận biết và không dễ bắt chước. Do đó, ký tên bằng hành thư được yêu thích và sử dụng phổ biến.

Hành thư khác gì so với các thể chữ khác

Hành thư là một loại thư thể, nhưng không phải là một loại tự thể. Có các loại tự thể là: Triện tự, lệ tự, thảo tự, nhưng không có hành tự. Nhưng thư thể thì có: Triện thư, lệ thư, thảo thư, hành thư.

Vi Tục thời Đường, trong “mặc tẩu” viết: “Hành thư là biến đổi nhỏ của chính thể tự, Chung Diêu gọi là hành áp thư”. Chính thể tự ở đây hiểu là những thể chữ thông dụng thời đó, tức lệ tự và chính khải tự. Hành thư ra đời từ cuối thời Đông Hán, khi đó lệ thư đã phát triển thành bát phân thư, hay còn gọi là Hán lệ (một thể chữ gần với Triện, Lệ). Lúc đó, chân khải bắt đầu nảy nở, thời đó gọi là kim lệ, còn gọi là chân lệ. Như vậy, hành thư ra đời cũng rất sớm, ở thời kỳ đầu là biến đổi tự hình của bát phân thư. Đến khi chân thư định hình và phổ biến thì hành thư tiếp tục biến đổi dựa trên tự hình của chân thư. Quá trình ấy diễn ra song song.

Bình an thiếp của Vương Hi Chi

Bình an thiếp của Vương Hi

Thảo thư “giải tán lệ pháp”, tức phá vỡ kết cấu cơ bản của chữ lệ. Vận dụng nguyên tắc thảo hóa và bút thế nên người chưa học qua thảo pháp xem sẽ không hiểu. Hành thư không làm thay đổi kết cấu ban đầu của chữ. Cho dù có liền nối, viết nhanh, hoặc giản lược mấy nét, hoặc viết liền mấy nét với nhau thì người xem vẫn hiểu được.

Thảo hành là chữ hành viết gần với thảo thư. Chân hành là hành thư viết gần với chư thư. Vương Thế Trinh thời Minh viết: “Lưu Đức Thăng thay đổi một chút khải pháp, gọi nó là hành thư. Mang đặc trưng của chân thư gọi nó là chân hành, mang đặc trưng của thảo thư gọi nó là thảo hành”. Gọi là thảo hành chứ không phải là hành thảo vì trong quan hệ tu sức, hành là trung tâm, thảo tu sức cho hành.

Hán Phương Minh thời Đương trong “Thụ bút yếu thuyết” nói: “Trước thời Bá Anh (Trương Chi), chưa có pháp của chân, hành, thảo. Lúc đó, 3 thể chân hành thảo đều cùng 1 loại. Triện, lệ là một loại khác. Chân hành lệ thảo dùng sử chuyển. Triện lệ không có sử chuyển.

Sự ra đời của hành thư

Nhận định hành thư là sự biến đổi nhỏ của khải thư tuy không sai nhưng chưa nêu ra được vấn đề mấu chốt. Trọng điểm nằm ở chỗ hành thư lộ rõ sử chuyển.

Ở trên nói, hành thư là biến đổi của khải thư, chỉ là ở góc độ tự thể nói, tức là tự hình có sự thay đổi. Cách nói này mới mới dừng ở bề nổi/ bề ngoài. Ở góc độ thư pháp, đó là sự thay đổi của sử chuyển và chọn bút thế. Ví dụ những chữ dưới đây trong nhị tạ thiếp của Vương Hi Chi, tự hình của những chữ hành thư này khác với chân thư rất ít. Trong chân thư sử chuyển ẩn tàng (không lộ cho người xem thấy). Tôn Quá Đình nói “chân thư dĩ điểm họa vi hình chất”, tuy nhiên trong hành thư thì điểm họa (đường nét) và sử chuyển đều chỉ là bề ngoài, cùng lúc thể hiện ra. Như vậy, hành thư có cảm giác trôi chảy lưu loát là do sử chuyển lộ ra cho chúng ta thấy.

Hành thư được tạo ra và kế thừa như thế nào?

Vệ Hằng thời Tấn trong “Tứ thể thư thế” nói: “Thời sơ Ngụy có 2 người Chung Diêu, Hồ Chiêu viết hành thư. Học từ Lưu Đức Thăng, chữ của Chung Diêu có chút khác biệt, nhưng cũng có cái tinh diệu riêng, nay được thịnh hành ở đời”. Vi Hằng và Chung Diêu sống cùng thời, 2 nhà Chung Diêu và Vi Hằng có quan hệ mật thiết, cho nên đoạn nội dung này tương đối đáng tin cậy. Lưu Đức Thăng đương thời dạy hành thư, có 2 học sinh là Chung Diêu và Hồ Chiêu, ai nấy đều có cái tinh hay. Hành thư được thịnh hành có công lao to lớn của 3 người này.

Ảnh vẽ chân dung Lưu Đức Thăng

Ảnh vẽ chân dung Lưu Đức Thăng

Trương Hoài Quán thời Đường trong “thư đoạn” nói: “Khảo cứu về hành thư, thời hậu Hán người tên là Lưu Đức Thăng ở đất Dĩnh Xuyên tạo ra, là thư thể biên đổi từ chính thư.... Lưu Đức Thăng là khởi sáng hành thư”. Trương Hoài Quán khảo cứu về Lưu Đức Thăng rất tường tận: “Lưu Đức Thăng tự là quân tự, người đất Dĩnh Xuyên, thời Hằng, Linh đế, nổi danh bởi sáng tạo hành thư, tuy tạo ra từ thảo, nhưng cũng rất diễm lệ, phong lưu uyển ước, kiệt xuất đương thời... Hồ Chiêu, Chung Diêu đều học được pháp của thầy (Lưu Đức Thăng), người đời ca ngợi Chung Diêu giỏi hành thư là vì vậy. Tuy nhiên, chữ của Hồ Chiêu thì béo, chữ của Chung Diêu thì gầy, ai nấy đều kế thừa được cái đẹp trong chữ của Lưu Đức Thăng”. Đáng tiếc đến nay chân tích hành thư của 2 người này đều không còn. Sau này, Tuân Úc có công trong việc truyền dạy hành thư, dạy cho các môn sinh pháp của Chung Diêu, Hồ Chiêu, từ đó về sau hành thư và kim lệ được thịnh hành. Về mặt kế thừa, Lưu Đức Thăng là người khởi sáng hành thư, tiếp theo là Chung Diêu, Hồ Chiêu rồi đến Tuân Túc, tiếp nữa có thể kể đến cha con Vương Hi Chi, Vương Hiên Chi.

Bài viết được dich từ bài giảng của thầy Hoàng Giản

Bài viết liên quan:

Sơ lược về Ngụy Bi gắn với lịch sử xã hội và lịch sử phát triển thư pháp Trung Quốc
07/03/2024 108
Sơ lược về Ngụy Bi gắn với lịch sử xã hội và lịch sử phát triển thư pháp Trung Quốc
Bắc Ngụy mộ chí là một bông hoa rực rỡ trong nghệ thuật thư pháp Trung Quốc. Thể chữ khắc trên đá được gọi là Ngụy Khải. Nguy Bi có địa vị quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán và thư pháp.
Ý nghĩa của chữ Nhẫn và những tác phẩm thư pháp Việt viết về chữ Nhẫn
07/03/2024 124
Ý nghĩa của chữ Nhẫn và những tác phẩm thư pháp Việt viết về chữ Nhẫn
Chữ nhẫn 忍 là từ hội ý, được kết hợp từ bộ tâm 心(trái tim) và bộ nhận 刃 (lưỡi đao). Biểu đạt ý nghĩa cho dù lưỡi đao kề cận bên tim thì cũng nhẫn nại, kìm nén cảm xúc trong tim (trong lòng) không bộc lộ ra bên ngoài.
Những loại bút lông viết thư pháp Việt chất lượng tốt
07/03/2024 54
Những loại bút lông viết thư pháp Việt chất lượng tốt
Thư pháp Việt và thư pháp Hán có cách lựa chọn và sử dụng bút lông khác nhau một chút. Thông thường, thư hữu học viết thư pháp Việt sẽ thích bút lông có độ đàn hồi cao, lông ngắn đầy đặn, ngậm mực tốt. Những loại bút như vậy cũng phù hợp với cả người mới học thư pháp.
Nghiên cứu về sự biến hình của thể thể trong thư pháp
07/03/2024 49
Nghiên cứu về sự biến hình của thể thể trong thư pháp
Chữ Hán do nhiều nét tổ hợp thành, trong một chữ thường nhiều những nét tương đồng, ví dụ chữ書 có 8 nét ngang, khi các nét này sắp xếp cùng nhau, để tránh sự trùng lặp, không thể không có sự biến hóa khi tạo hình, cơ sở cho sự biến hóa này là hình dạng, to nhỏ, phương hướng và vị trí của đường nét, những điều đó thuộc phạm trù thể thế.
Trang chủ
Vị trí Công Ty
0357841033
Click để gọi ngay cho tôi - messenger Click để gọi ngay cho tôi - zalo