Chữ nhẫn 忍 là từ hội ý, được kết hợp từ bộ tâm 心(trái tim) và bộ nhận 刃 (lưỡi đao). Biểu đạt ý nghĩa cho dù lưỡi đao kề cận bên tim thì cũng nhẫn nại, kìm nén cảm xúc trong tim (trong lòng) không bộc lộ ra bên ngoài. Các nét nghĩa thông dụng của chữ nhẫn là:
- Nhịn, chịu đựng: Như: “kiên nhẫn” 堅忍 vững lòng chịu đựng, “dong nhẫn” 容忍 khoan dung.
- Nỡ, làm sự bất nhân mà tự lấy làm yên lòng. Như: “nhẫn tâm hại lí” 忍心害理 nỡ lòng làm hại lẽ trời.
Chữ Nhẫn
Theo từ điển Thiều Chửu thì nhẫn được hiểu là:
- Nhịn, như làm việc khó khăn cũng cố làm cho được gọi là kiên nhẫn 堅忍, khoan dong cho người không vội trách gọi là dong nhẫn 容忍, v.v.
- Nỡ, làm sự bất nhân mà tự lấy làm yên lòng gọi là nhẫn. Như nhẫn tâm hại lí 忍心害理 nỡ lòng làm hại lẽ trời.
Nhẫn là một đức tính tốt không phải một sớm một chiều mà có được mà cần rèn luyện. Người có đức tính nhẫn sẽ có những hành vi, ứng xử phù hợp. Từ xưa đến nay, đức tính này vẫn luôn được xem trọng. Sách luận ngữ viết "tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu", tức việc nhỏ không nhẫn, thì loạn hỏng việc lớn.
Trong Phật pháp, nhẫn hoặc nhẫn nhục lại càng được đề cao. Nhẫn nhục nhằm chỉ cái tâm an tịnh trước mọi sự sỉ nhục, gây hại.
Trong kinh Duy Ma Cật nói đến ba loại nhẫn về thân, khẩu, ý. Bị hành hạ, bệnh tật, nóng lạnh… (thân); dù bị khinh miệt, nói lời xấu cũng không lên tiếng (khẩu); không giữ sự căm hận, oán thù trong tâm (ý).
Kinh Pháp Tập nêu rõ ý nghĩa của nhẫn đồng thời là sáu năng lực của người tu nhẫn:
1/ An tĩnh trước mọi lời mắng chửi, không có ý giận hờn, thù hằn.
2/ An tĩnh khi bị người ta đánh đập, hành hạ.
3/ An tĩnh trước sự áp bức, mưu hại mà không có ý trả thù;
4/ An tĩnh trước sự tức giận của người khác;
5/ An nhiên trước sự được mất, khen chê, đề cao hay hạ thấp, khổ vui;
6/ Không nhiễm phiền não.
Với ý nghĩa sâu sắc như trên, chữ "nhẫn" là nguồn cảm hứng để sáng tác các tác phẩm thư pháp. Ở bài viết này, Thư Pháp Dụng Phẩm sưu tầm một số tác phẩm thư pháp Việt liên quan đến chữ Nhẫn.
Tác phẩm chữ Nhẫn của Hoa Nghiêm
Tác phẩm thư pháp chữ Nhẫn của Mỹ Lý
Tác phẩm chữ Nhẫn của Ngẫu Thư
Tác phẩm có chữ Nhẫn của Lão Trọc
Tác phẩm chữ Nhẫn của Phi Bảo
Tác phẩm chữ Nhẫn của Đặng Thị Nga
Tác phẩm chữ Nhẫn của Du Tử
Tác phẩm chữ Nhẫn của Duy Bảo
Tác Tác phẩm chữ Nhẫn của Hồng Thơm
Tác phẩm chữ Nhẫn của Khánh Lâm
Tác phẩm chữ Nhẫn của Lcđ Minh Hằng
Tác phẩm chữ Nhẫn của Le Nguyen Calligraphy
Tác phẩm chữ Nhẫn của Lương Vũ
Tác phẩm chữ Nhẫn của Ngọc Thêm
Tác phẩm chữ Nhẫn của Nguyễn Kim Hạnh
Tác phẩm chữ Nhẫn của Phan Thanh Nam
Tác phẩm chữ Nhẫn của Phùng Anh Long
Tác phẩm chữ Nhẫn của Quốc An
Tác phẩm chữ Nhẫn của Soc Ken
Tác phẩm chữ Nhẫn của Thái Ngân